Mỏng & Hay

[Review] Những ngã tư và những cột đèn – Trần Dần

nhung nga tu va nhung cot den Tran DanNhững ngã tư và những cột đèn, tôi chú ý đến lần đầu tiên vì tác giả. Trần Dần, một tác giả mà tôi được biết thông tin là ở trong nhóm khởi xướng phong trào nhân văn giai phẩm. Về phong trào này có thể có người biết rõ, có người biết sơ sơ, nếu bạn quan tâm có thể xem tại Đây. Nhưng có một điều tôi được nghe mẹ tôi và nhiều người lớn nói lại, đó là các văn nghệ sỹ trong phong trào này ai cũng giỏi và tài năng trong lĩnh vực của mình, trong đó nổi tiếng và được biết đến nhiều hơn cả có lẽ là nhạc sỹ Văn Cao. Biết vậy nên thấy tên tác giả là tôi mua ngay mà chưa cần biết đến nội dung cuốn sách như thế nào.

Cuốn sách ngay từ đầu đã hấp dẫn tôi bởi lời “nhắn nhủ” của tác giả:

Kính gửi đồng chí đánh máy. Đề nghị đồng chí, nếu có thể, chú í cho mấy điểm:

1. Về trình bày, cứ đánh liền không xuống dòng, Chữ đầu đánh luôn từ đầu dòng, không thụt vào. Coi như cuốn sách gồm từng ô, như ô ruộng đầy chữ. Giữa các ô có những vệt trắng, 1 dòng, 3 dòng, 5 dòng, tùy theo, như những bờ vùng, bờ thửa. Những vệt trắng này, xin để trắng, đừng đánh sao.

2. Chỗ nào đề bằng con số, xin cứ đánh con số. Ví dụ: 8 giờ 30, mùa đông 1959, v.v…

3. Chữ y, trong cuốn sách này, đa trường hợp viết lại là i, xin cứ đánh i.

4. Có những chứ dính liền, ví dụ Cônhăc, Cootab, Lily, xin cứ để dính liền.

5. Những chứ điệp nhiều nguyên âm, ví dụ xìì, khèè, v.v…, xin cứ để như thế.

Tôi đề nghị như vậy, không phải vì tôi muốn lập dị. Tôi rất cám ơn.

Hà Nội 1965, TRẦN DẦN

Đọc xong cảm thấy rất buồn cười và hài hước, nghĩ là bác viết thế mà bảo không lập dị thì là gì nữa.

Nhưng đến khi đọc vào nội dung chính của cuốn truyện, ngay từ những trang đầu tiên cảm thấy đúng là “khó nhằn” thật, chuyện mà đánh liền không xuống dòng, y dài thành i ngắn thì ban đầu đúng là không quen thật, nhưng nhìn mãi cũng quen, còn thấy vui nữa. Nhưng cách bỏ dấu chấm dấu phẩy, cách hành văn và nội dung, nhất là những đoạn về thời gian thì mới đầu tôi không thể hiểu và tiếp thu ngay được. Tác giả viết mạch truyện theo ý tưởng “thời gian tuyến tính” (là tác giả có nhắc đến trong truyện nên tôi mới biết) dưới dạng một cuốn nhật ký, vì thời gian là tuyến tính, như một dòng chảy như vậy cho nên ngoài nội dung thì cả hình thức truyện cũng thể hiện như một dòng chảy luôn.

Không biết, tôi đã đọc ở đâu, một í kiến về thời gian, như thế này: hiện tại được coi, như biên giới của hai KHÔNG. Cái KHÔNG thứ nhất là dĩ vãng, vốn đã có, bây giờ không có nữa. Cái KHÔNG thứ hai là tương lai, bây giờ chưa có, vì vậy bây giờ cũng không. Hiện tại chính là khoảng sột soạt giữa hai bờ vực ấy, giữa hai cái KHÔNG ấy. Cho nên hiện tại cũng không là gì cả. Í kiến này giúp đỡ tôi, trong nhiều năm dài, và giải thích vì sao, có động từ hi vọng, vì sao, có động tác ghi nhật kí. Cả hai đều xảy ra, vào một thời điểm, mang tên hiện tại, nhưng trong một khoảnh khắc nhất định. Khoảng khắc này có thể đo được, bằng những giọt đồng hồ, bằng những quyển lịch, tức là bằng những đồ vật hiện hữu. Những đồ vật hiện hữu, do đó, đã giúp cho hiện tại, từ KHÔNG trở thành CÓ. Chính vì vậy mà người đời ghi nhật kí, và cũng chính vì vậy, nhật ký bắt buộc phải bắt đầu, bằng những con số hiện hữu, là ngày, là giờ, là thứ tự của tuần, của tháng, của năm, của mùa. Dường như làm vậy, hiện tại sẽ được khẳng định rõ ràng, vào một chỗ í nghĩa, trên đường tuyến tính của thời gian từ trái sang phải theo chiều mũi tên bay.

Đọc đoạn đầu thấy nản, nhưng cứ định bỏ thôi không đọc nữa mà không bỏ được, vẫn muốn cầm cuốn sách lên đọc tiếp xem nó như thế nào. Đọc một hồi rồi thì cũng quen với style của bác Trần Dần, quen rồi thì cũng dễ hiểu dễ tiếp thu hơn. Ban đầu tôi tưởng câu chuyện mang nặng nội dung “chính trị”, nhưng hóa ra đó lại nghiêng về thể loại “trinh thám”, nói về một vụ án gián điệp xảy ra vào giai đoạn chuyển đổi chế độ.

Phần trinh thám trong truyện rất xuất sắc và hấp dẫn (tôi hơi ngạc nhiên về điều này), nhưng xuất sắc hơn cả là phần mô tả nội tâm nhân vật Dưỡng, nhân vật chính trong truyện và là tác giả cuốn nhật ký. Tất cả kết hợp lại làm cho độc giả nhìn thấy toàn cảnh xã hội và con người miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1956.

Anh có biết giặc Phạm Nhan không? Tôi nói: “Không”. Ông Trung trố nói: “Im! Không được hỗn. Hay anh muốn hỗn thì bảo tôi. Anh im. Bao giờ tôi cho nói, anh mới được nói. Giặc Phạm Nhan, chặt đầu này, mọc đầu kia. Rốt cuộc nhân dân được hay Phạm Nhan được? Đế quốc Pháp của bọn anh với một bọn tàu bay, tàu bò, hùng hùng, hổ hổ. Rốt cuộc nhân dân được hay đế quốc Pháp được?” Tôi nói: “Nhân dân được”. Ông Trung trố nói: “Ai cho phép anh nói?” Tôi nói: “Tôi tưởng ông hỏi tôi”. Ông Trung trố đập bàn. Ông quát:Imm! Không tưởng gì hết! Không phải vấn đề tưởng! Đây là vấn đề trấn áp! Hiều chưa?”

Càng đọc Những ngã tư và những cột đèn, tôi càng ngạc nhiên về tác giả, ông sống ở thời đó và được biết đến là một nhà thơ, nhưng ông viết văn theo một cách hoàn toàn khác, khác xa với những nhà văn cùng thời mà tôi được học trong sách giáo khoa. Cách viết đó, ngay cả thời bây giờ mà mang đi học có lẽ cũng bị nhà trường “đuổi học” mất rồi. Thế nhưng cũng chính “style” này đã tạo cho cuốn truyện một sự đặc biệt không lẫn vào ai và một sức hấp dẫn và lôi cuốn kỳ lạ. Tôi không giải thích được điều này, chỉ biết đọc từ đầu đến cuối.

Cuốn truyện này ban đầu đọc tôi còn thấy buồn cười, về sau càng đọc càng thấy thương cho nhân vật chính là anh Dưỡng. Và thực sự là khi đọc xong cuốn truyện, bất cứ ai cũng sẽ phải suy nghĩ nhiều điều.

“Tội phạm, và các thứ tội phạm, phải tự gánh lấy tội lỗi của mình”.

Bạn có thể đặt sách online có giảm giá ở những trang đặt sách uy tín sau:

nhung nga tu va nhung cot den Tran Dan

NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN

Tác giả: TRẦN DẦN

NXB Hội nhà văn

ĐẶT SÁCH ONLINE

Giảm đến 40%

(Giá bìa chưa giảm: 80.000 đ)

  • Nếu hết hàng bạn vui lòng chọn link khác nhé.
  • Chọn mã miễn phí vận chuyển, giảm giá để nhận được sách chất lượng và giá rẻ nhất.

Bạn đã đọc cuốn sách này chưa, bạn thấy sao? Nếu có thời gian hãy để lại một bình luận dưới đây chia sẻ với chúng tôi nhé.

Bạn cũng có thể tham khảo và cùng bình luận những cuốn sách hay khác của chúng tôi tại ĐÂY

Nếu quan tâm đến các bài viết của chúng tôi,  bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.

5/5 - (6 bình chọn)

Bạn cũng có thể thích...

8 Bình luận

  1. Thật ra bản thân mình cũng ko hay đọc những tác phẩm mà tác giả mình ko biết hoặc ko ai giới thiệu, nhưng qua bài review này mình sẽ tìm đọc thử của tác giả này xem sao

    1. Ngoc Blue says:

      Cuốn này mình nghĩ bạn thử đọc online trước xem sao, thấy thích rồi hẵng mua 🙂

      1. hầy, tối qua mình mò vào đọc online, đọc đc ít thì chẳng hiểu gì, chưa nói về nội dung nhưng thấy cách viết của tác giả chia nhiều câu ngắn liên tục, chấm liên tục, đọc có cảm giác cộc lốc, nên thấy hơi nản. Kiểu tự sự, câu cú thật, đúng chất mộc nhưng lại gây cảm giác chán khi đọc, chẳng hiểu nổi nữa.
        Mình tụt hứng để đọc cuốn này rồi

    2. Ngoc Blue says:

      Đúng cuốn này đọc dễ nản, mình cũng bỏ mất mấy ngày mới đọc lại. Mãi mới quen được 😀

      1. quen rồi bạn thấy cuốn này thế nào? cho mình ít cảm nhận để xem có nên tiếp tục đọc hay ko?

    3. Ngoc Blue says:

      Cuốn nào chứ cuốn này thì đúng là khó nói, vì cách viết của tác giả có thể khiến một số người đọc “ác cảm”. Thực ra mình đọc đoạn đầu xong nghỉ, lúc quay lại mình không đọc tiếp từ đoạn đọc dở mà lật thử vài đoạn xa hơn để đọc. Lúc thấy có vụ án với mấy đoạn đối thoại dễ hiểu hơn mình mới quyết định đọc hết.

      Theo mình cuốn này chỉ nên đọc lúc rảnh rảnh và tâm trạng thoải mái thôi, hay bạn thử xem 😛 . Cứ đọc online thôi đã chứ đừng mua làm gì vội.

      1. định nghe lời bạn thử đọc thêm mấy đoạn xem sao mà cuối tuần tớ vùi đầu vào mấy cuốn ngôn tình, giờ đang dứt ko ra đc :((
        sao mà cái ngôn ngữ của ngôn tình nó lại làm cho con ngta khó dứt ra đến vậy

      2. Ngoc Blue says:

        Hehe đọc nhiều sách vậy mà không review chia sẻ cho mọi người là hơi phí đó 😛

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *